PM quản lý dự án công nghệ Nhật Bản là công việc có mức thu nhập hấp dẫn nhưng đi kèm với đó là yêu cầu năng lực làm việc để có thể thể đảm nhiệm hết vai trò PM. Bài viết sau đây của Beetech Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về những vai trò PM trong dự án IT Nhật Bản cùng một số đầu mục công việc chính của PM.
1. Công việc chính của PM quản lý dự án công nghệ Nhật
PM - Project Manager là cá nhân có trách nhiệm xác định và duy trì các tiêu chuẩn cho quản lý dự án. Vai trò PM là hỗ trợ và giám sát các dự án trong tổ chức để đảm bảo rằng dự án được thực hiện theo các quy trình và tiêu chuẩn đã xác định.
Theo đó, công việc chính của PM quản lý dự án công nghệ Nhật Bản bao gồm:
Xác định quy trình và phương pháp: PM sẽ thiết lập và duy trì các quy trình, phương pháp quản lý dự án chuẩn nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong quản lý dự án.
Hỗ trợ dự án: PM cung cấp tài liệu về quản lý dự án cho các nhóm dự án, bao gồm cung cấp tài liệu, công cụ và phương pháp.
Giám sát và kiểm soát: PM giám sát tiến độ và hiệu suất của các dự án, đảm bảo rằng các dự án tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình đã được xác định.
Báo cáo và phân tích: PM có nhiệm vụ thu thập dữ liệu, báo cáo tiến độ dự án, phân tích hiệu suất để lập căn cứ cho các phương án giải quyết vấn đề hoặc khi đưa ra quyết định.
PM có thể tồn tại ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức, từ cấp độ phòng ban (Department PM) đến cấp độ tổ chức (Enterprise PM) và thậm chí là cấp độ chương trình (Program PM).
2. Vai trò PM đối với dự án công nghệ Nhật Bản
PM quản lý dự án IT đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dự án được triển khai thành công, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thành đúng tiến độ. Vai trò PM cụ thể bao gồm:
2.1. Đảm bảo chất lượng dự án
PM thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình để đảm bảo chất lượng dự án. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm yêu cầu về kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu các sản phẩm dự án. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng dự án đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Kiểm tra và đánh giá các kết quả dự án là một phần quan trọng trong để đảm bảo chất lượng. Vai trò PM đó là thường xuyên tiến hành các cuộc đánh giá để xác định những điểm cần cải thiện, sau đó điều chỉnh và cập nhật quy trình nhằm nâng cao chất lượng dự án.
2.2. Đảm bảo tiến độ dự án
Vai trò PM trong giám sát tiến độ dự án bao gồm việc sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý tiến độ để theo dõi những mốc quan trọng và hoạt động hằng ngày. Điều này giúp họ phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh cũng như đưa ra phương án dự phòng.
Bên cạnh đó, PM cũng sẽ cung cấp báo cáo tiến độ dự án một cách thường xuyên cho các bên liên quan. Việc này tạo điều kiện cho việc điều chỉnh kế hoạch dự án nếu cần thiết.
2.3. Đảm bảo hiệu suất làm việc của nhóm
Bằng cách cung cấp các công cụ, tài liệu và hỗ trợ kỹ thuật, PM tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu suất làm việc của các thành viên tham gia dự án.
Vai trò PM trong đảm bảo hiệu suất làm việc được thể hiện qua nhiệm vụ giám sát và đánh giá hiệu suất làm việc của từng thành viên. PM sẽ sử dụng các chỉ số hiệu suất chính nhằm đánh giá từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện, thúc đẩy hiệu suất của cả nhóm.
Đồng thời, PM còn tham gia hoạt động đào tạo nhân sự cho nhóm dự án và tiến hành phân bổ nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên nhằm đảm bảo khối lượng công việc phù hợp với năng lực của từng người.
2.4. Vai trò PM trong quản lý rủi ro
Đây là một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của PM đối với dự án IT. PM sẽ xác định và quản lý các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến dự án. Bằng cách sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích rủi ro để xác định và đánh giá các rủi ro từ đó chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa.
Vai trò PM trong quản lý rủi ro còn được thể hiện ở vai trò thiết lập các biện pháp phòng ngừa và lập kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu tác động của những yếu tố bất lợi đối với dự án. PM sẽ lên kịch bản ứng phó cụ thể cho từng yếu tố bất lợi từ đó duy trì tiến độ và chất lượng ngay cả khi gặp phải các sự cố không mong muốn.
2.5. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc
Vai trò PM trong đảm bảo phối hợp hiệu quả được thể hiện qua nhiệm vụ thiết lập các kênh giao tiếp và quy trình làm việc rõ ràng. Điều này nhằm đảm bảo mọi thành viên trong dự án đều có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả, làm việc một cách nhịp nhàng, đồng bộ.
Bằng việc tổ chức các cuộc họp định kỳ và các công cụ trao đổi thông tin, PM còn là đầu mối đảm bảo thông tin về dự án và các đầu mục công việc được truyền đạt một cách rõ ràng, nhanh chóng tới các bên liên quan. Việc này giúp đảm bảo mọi thành viên trong nhóm thực hiện cũng như các bên liên quan đều cập nhật được tình hình và tiến độ của dự án.
3. Lời kết
Nội dung bài viết trên đây của Beetech Academy đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết vai trò PM đối với dự án công nghệ. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được các nhiệm vụ cơ bản nhất của PM và tầm quan trọng của PM đối với mỗi dự án CNTT. Theo dõi website của Beetech Academy để thường xuyên cập nhật các bài viết với các nội dung hữu ích về PM - Quản lý dự án bạn nhé!
Beetech Academy - Học Viện Công Nghệ Phần Mềm Beetech Academy do Công ty Beetechsoft thành lập là một trong những Học viện đi đầu trong đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam. Cùng với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, học viên sẽ được học tập trong môi trường năng động, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Beetech Academy đặc biệt chú trọng giảng dạy theo hình thức liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn ngay trong quá trình đào tạo, giúp học viên không chỉ được nâng cao kỹ năng chuyên môn, phát triển ứng dụng công nghệ phần mềm, mà còn được tích lũy những kỹ năng xây dựng và quản lý dự án theo quy trình chuẩn quốc tế. Liên hệ Beetech Academy để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay! Hà Nội: Tầng 4, tòa H10, số 2, ngõ 475 Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Nam, Q. Thanh Xuân TP.HCM: Lầu 2, số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q. 1 Đà Nẵng: 88 An Hải Đông 1, P. An Hải Đông, Q. Sơn Trà Hotline: 091 543 5838 | Email: academy@beetechsoft.com |