Top 6 chứng chỉ Công nghệ thông tin được đánh giá cao nhất


Trong bất kể ngành nào, bên cạnh kinh nghiệm thực tế thì việc sở hữu những chứng chỉ “xịn xò” giúp các ứng viên dễ dàng đạt được mức lương cao hơn. Và trong thời đại CNTT ngày càng lên ngôi thì nhu cầu về nhân sự của ngành IT cũng tăng đáng kể. Trong bài viết này, Beetech xin chia sẻ cùng bạn Top 6 chứng chỉ IT được đánh giá cao nhất trong ngành Công nghệ thông tin hiện nay nhé!

1- AWS Certified Solutions Architect - Associate 

AWS Certified Solutions Architect - Associate là một trong những chứng chỉ điện toán đám mây phổ biến nhất của Amazon và được sử dụng rộng rãi. Chứng chỉ này tập trung vào khả năng thiết kế và triển khai các hệ thống có thể mở rộng trên AWS với mục tiêu hiệu quả về chi phí mà không mất đi tính bảo mật, chất lượng và độ tin cậy..

AWS Certified Solutions Architect - Associate


Certified Solutions Architect - Associate dành cho những bạn có kiến thức cơ bản về nền tảng AWS. Tuy nhiên, trước khi tham gia kỳ thi, bạn nên có: Một năm kinh nghiệm thực tế sử dụng công nghệ AWS. Kinh nghiệm triển khai, quản lý và vận hành khối lượng công việc trên AWS. Quen thuộc với việc sử dụng cả Bảng điều khiển quản lý AWS và Giao diện dòng lệnh (CLI) AWS. Am hiểu khung kiến trúc tối ưu AWS, liên kết mạng AWS, các dịch vụ bảo mật và cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS. Khả năng xác định những dịch vụ AWS nào đáp ứng một yêu cầu kỹ thuật nhất định và để xác định các yêu cầu kỹ thuật cho một ứng dụng dựa trên AWS. Trong số những chứng chỉ AWS của Amazon về lĩnh vực IT thì  AWS Certified Solutions Architect là một trong những chứng chỉ điện toán đám mây phổ biến nhất mà bạn có thể đạt được.

2-  CompTIA A+

Đây là chứng chỉ hàng đầu về kỹ thuật máy tính được chấp nhận rộng rãi trên Thế giới. 

Người đạt được chứng chỉ A+ phù hợp với những công việc của một kỹ thuật viên máy tính thông thường (PC Technician, Field Technician) hoặc nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Desktop Support Technician, PC Support Specialist) hoặc chuyên biệt hơn, như xác nhận khả năng của “nhân viên hỗ trợ kỹ thuật từ xa” (Remote Support Technician) hay làm việc tại các Call Center hoặc thường xuyên phải hướng dẫn kỹ thuật qua điện thoại.


CompTIA A+


Có thêm chứng chỉ A+ của CompTIA trong sơ yếu lý lịch sẽ là điểm cộng cho bạn trước  nhà tuyển dụng,để họ biết rằng bạn là người có kinh nghiệm hỗ trợ các hệ thống máy tính. Khi cần cài đặt máy tính, chẩn đoán các vấn đề, bảo trì, xử lý trục trặc mạng hay máy tính, các tổ chức muốn tìm những kỹ thuật viên có chứng chỉ A+ hơn là những người không có chứng chỉ này.

3- Microsoft Certified: Azure Administrator Associate

Chứng chỉ Microsoft Certified: Azure Administrator Associate là chứng chỉ của Microsoft dành cho các chuyên gia quản trị hệ thống và quản trị viên điện toán đám mây (cloud computing) sử dụng nền tảng Azure. Chứng chỉ này thể hiện bạn có khả năng triển khai, quản lý và giám sát các dịch vụ đám mây trên Microsoft Azure.

Microsoft Certified: Azure Administrator Associate

Đây cũng là một trong những chứng chỉ phổ biến và được công nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Nó giúp cho người đạt chứng chỉ có thể chứng minh được khả năng và chuyên môn của mình trong việc quản trị các tài nguyên đám mây trên nền tảng Azure, đồng thời giúp người sở hữu chứng chỉ có được nhiều cơ hội việc làm và nâng cao vị trí của mình trong công việc hơn.

4- Oracle Certified Professional, Java SE 11 Developer 

Là một chứng chỉ kỹ năng của Oracle dành cho các nhà phát triển Java. Chứng chỉ này chứng minh rằng bạn có kiến thức về lập trình Java, khả năng thiết kế, phát triển ứng dụng Java hiệu quả và chuyên nghiệp.

 Oracle Certified Professional, Java SE 11 Developer

Đây cũng là một trong những chứng chỉ phổ biến và được công nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp phần mềm. Người đạt chứng chỉ này chứng minh khả năng và chuyên môn của mình trong việc phát triển ứng dụng Java, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao chỗ đứng trong sự nghiệp của mình.

5- Project Management Professional (PMP) 

PMP là viết tắt của Project Management Professional. Đây là chứng chỉ dành cho chuyên gia quản lý dự án do Viện quản lý dự án (Project Management Institute) đưa ra và được công nhận từ năm 1984.

Project Management Professional (PMP)

PMP phục vụ chính công việc của những người làm dự án, dù là ở vị trí quản lý như Project Management Office staff, Project Manager hay ở vị trí là một thành viên bình thường. Người PM có thể sử dụng khung (framework) trong PMP vào việc điều hành dự án, thay đổi những cách làm không hiệu quả, nâng cao khả năng thành công của dự án. Các thành viên dự án cũng có thể dùng kiến thức PMP để hiểu được các thuật ngữ, nắm được quy trình, process trong phát triển dự án, hỗ trợ PM quản lý dự án…

Việc sở hữu PMP không chỉ dừng lại ở việc chứng minh năng lực lãnh đạo và quản lý các dự án công nghệ thông tin của bạn, mà còn là cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Theo nghiên cứu lương hàng năm của PMI, người sở hữu PMP có thu nhập trung bình cao hơn 25% so với người chưa có chứng chỉ.

6- ISTQB  (International Software Testing Qualifications Board) 

Đây là một chứng chỉ về kiến thức và kỹ năng kiểm thử phần mềm quốc tế được phát triển bởi ISTQB- tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2002 gồm: các tổ chức, công ty, và cá nhân có quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phần mềm thông qua kiểm thử.

ISTQB  (International Software Testing Qualifications Board)


ISTQB là một chứng chỉ cần thiết cho một tester, có nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ cơ bản (ISTQB Foundation Level) cho đến các cấp độ cao hơn như ISTQB Advanced Level và ISTQB Expert Level. Các kỹ năng được kiểm tra trong các bài kiểm tra của ISTQB bao gồm các khía cạnh của kiểm thử phần mềm như lập kế hoạch kiểm thử, thiết kế kiểm thử, thực hiện kiểm thử, kiểm thử bảo mật và quản lý kiểm thử.

Các chứng chỉ ISTQB được công nhận rộng rãi trên toàn Thế giới và là một phần quan trọng của việc phát triển nghề nghiệp của các chuyên gia kiểm thử phần mềm. ISTQB giúp cho người đạt chứng chỉ có thể thể hiện được kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong công việc.



Live chat
icon chat
Chào bạn! Tôi có thể giúp gì cho bạn?
icon chat