Nếu bạn là dân kỹ thuật - máy tính, dân lập trình hay đang làm việc tại các công ty công nghệ Việt Nam có vốn đầu tư Nhật Bản hoặc các công ty tại Nhật Bản chắc hẳn đã nghe nói tới hộ chiếu CNTT nhưng có thể vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó. Vậy trong bài viết này hãy cùng Beetech Academy tìm hiểu “Những điều không phải ai cũng biết về hộ chiếu CNTT” nhé.
1. Tổng quan về hộ chiếu CNTT
Hộ chiếu CNTT hay còn được gọi là chứng chỉ IP (Information Technology Passport ) - IT Passport là chứng chỉ cấp quốc gia level 1 theo chuẩn công nghệ thông tin Nhật Bản do bộ khoa học và công nghệ cấp. Đây là chứng chỉ cơ bản nhất trong số các chứng chỉ về CNTT tại Nhật Bản.
Nội dung chứng chỉ bao gồm nhiều chủ đề trong lĩnh vực IT, từ cơ bản đến nâng cao, giúp người học có cơ hội mở rộng và cập nhật kiến thức của mình ở nhiều mảng khác nhau, chứng chỉ đặc biệt có giá trị với người lao động mong muốn ứng tuyển vào các công ty công nghệ Nhật Bản, đồng thời giúp học viên được miễn thi một số môn học cụ thể tại các trường Đại học.
1.1 Là một trong những kỳ thi kỹ sư xử lý thông tin
Hộ chiếu CNTT là bằng cấp quốc gia, cụ thể hơn là một hạng mục của kỳ thi kỹ sư xử lý thông tin, là chứng chỉ quốc gia chứng nhận kiến thức và kỹ năng liên quan đến xử lý thông tin với tổng cộng 12 hạng mục thi. Đây là hệ thống các chứng chỉ dành cho người làm việc trong lĩnh vực IT Nhật Bản mang đến cơ hội nghề nghiệp và phát triển rất tốt cho người sở hữu.
>>>>> Xem thêm:
Những điều cần biết về kỳ thi IT Passport
Những điều cần biết về kỳ thi IT Passport tại Nhật cho người mới bắt đầu
1.2 Mục đích của hộ chiếu CNTT
Hộ chiếu CNTT là bằng cấp chứng minh rằng bạn đã có được kiến thức cơ bản về CNTT, là điều kiện cần và đủ cho bất kỳ nhân sự nào trong ngành CNTT. Ngày nay, việc sử dụng CNTT trong công việc, cuộc sống hàng ngày đang phát triển mạnh, kiến thức cơ bản về CNTT và kiến thức về cách sử dụng CNTT là những kiến thức bắt buộc trong bất kể công việc gì.
Bên cạnh đó, người sở hữu hộ chiếu CNTT là những người đã tiếp thu kiến thức về các công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn và IoT cũng như các phương pháp mới và có khả năng sử dụng CNTT một cách hiệu quả trong công việc.
Ngoài ra, việc sở hữu hộ chiếu CNTT có thể mang đến cho bạn lợi thế trong quá trình tìm việc làm và đạt được mức lương mong muốn.
1.3 Lịch sử hộ chiếu CNTT
Hộ chiếu CNTT là một bằng cấp tương đối mới, bắt đầu được tổ chức thi lấy chứng chỉ từ năm 2009. Tuy nhiên, kỳ thi kỹ sư xử lý thông tin đã có từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi trong môi trường làm việc tại Nhật Bản.
Độ khó của kỳ thi IT Passport không cao với tỷ lệ đậu trung bình trong 10 năm qua là trên 51%, đây được coi là kỳ thi nhập môn, dành cho cả những người không chuyên về CNTT cũng có thể đạt được nếu có sự chuẩn bị tốt.
Nội dung đề thi IT Passport không chỉ là kiến thức về lĩnh vực CNTT mà còn gồm những kiến thức về hệ thống doanh nghiệp và kỹ năng quản lý. Phạm vi câu hỏi tương đối rộng nên thí sinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi đăng ký dự thi.
Mặc dù có thể tự học để chuẩn bị cho kỳ thi hộ chiếu CNTT nhưng việc áp dụng đa dạng các phương pháp học tập như tham gia lớp học, hội nhóm diễn đàn hay tham khảo tài liệu giáo trình là những yếu tố giúp bạn tiến gần tới chứng chỉ công nghệ quan trọng này.
1.4 Ai cần hộ chiếu CNTT
Theo Cục Xúc Tiến Công nghệ Thông tin, cơ quan quản lý và điều hành kỳ thi hộ chiếu CNTT, IT Passport là chứng chỉ quốc gia chứng nhận kiến thức cơ bản về CNTT mà tất cả các thành viên trong xã hội sử dụng CNTT và sinh viên phải có để đảm bảo hoàn thành công việc trong môi trường lao động.
Những người định hướng làm việc trong lĩnh vực công nghệ:
Sinh viên khoa ngôn ngữ Nhật
Người muốn chuyển ngành, chuyển nghề
Những nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ:
Sale
HR
Marketing
BA
PM
IT Comtor
Nhân sự IT,...
2. Điểm chuẩn kỳ thi hộ chiếu CNTT
Kỳ thi chứng chỉ hộ chiếu CNTT bao gồm 100 câu hỏi với thời gian làm bài 120 phút, dự kiến mỗi câu hỏi thí sinh sẽ có 72 giây để trả lời, với điểm đỗ và nội dung kiến thức như sau:
- Chiến lược (35% - điểm đỗ 300/1000): Thuật ngữ, khái niệm cơ bản được tin học hóa.
- Quản lý (25% - điểm đỗ 300/1000): Thuật ngữ, khái niệm cơ bản về phát triển hệ thống và quản lý dự án.
- Công nghệ (40% - điểm đỗ 300/1000): Thuật ngữ, khái niệm cơ bản, khả năng tư duy logic.
Điểm đậu của kỳ thi IT Passport là 600/1000 (tính hệ số 3 phần). Nói một cách đơn giản, bạn sẽ đạt được chứng chỉ này nếu đạt điểm từ 30% trở lên ở mỗi phần và tổng điểm từ 60% trở lên.
Tóm lại, hộ chiếu CNTT là một trong những chứng chỉ công nghệ quan trọng dành cho nhân sự đã, đang và sẽ làm việc trong lĩnh vực IT Nhật Bản. Với những lợi thế như cải thiện thu nhập, mở rộng cơ hội làm việc, lợi thế trong việc xin VISA lưu trú, vĩnh trú tại Nhật Bản và rất nhiều ưu điểm khác, IT Passport được xem là chứng chỉ cần phải có trong môi trường làm việc của xã hội hiện đại ngày nay.
Beetech Academy - Học Viện Công Nghệ Phần Mềm Beetech Academy do Công ty Beetechsoft thành lập là một trong những Học viện đi đầu trong đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam. Cùng với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, học viên sẽ được học tập trong môi trường năng động, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Beetech Academy đặc biệt chú trọng giảng dạy theo hình thức liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn ngay trong quá trình đào tạo, giúp học viên không chỉ được nâng cao kỹ năng chuyên môn, phát triển ứng dụng công nghệ phần mềm, mà còn được tích lũy những kỹ năng xây dựng và quản lý dự án theo quy trình chuẩn quốc tế. Liên hệ Beetech Academy để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay! Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà H10, Số 2 Ngõ 475 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Hồ Chí Minh: Lầu 2 - số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1 Đà Nẵng: 233 Đống Đa, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Hotline: (+84) 339 574 888 | Email: academy@beetechsoft.com |